Thị trấn Như Quỳnh tổ chức Lễ hội Đền Ghênh

Sáng 17/4/2019 (tức ngày 12/3 năm Kỷ Hợi), thị trấn Như Quỳnh tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Ghênh kỷ niệm 975 năm ngày sinh Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan

Tới dự khai mạc và dâng hương tại lễ hội có đồng chí Đoàn Văn Hòa - UVBTVTU, Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh; đ/c Trịnh Văn Diễn - TUV, Giám đốc Sở Kế  hoạch và đầu tư; đ/c Phạm Thị Thanh Thủy - Phó chủ tịch Hội LHPN tỉnh; lãnh đạo các ban, phòng, ngành, đoàn thể huyện; lãnh đạo Đảng ủy - UBND-UBMTTQ, trưởng các ban ngành đoàn thể thị trấn Như Quỳnh; đại diện của các đơn vị kết nghĩa cùng thờ linh nhân Hoàn Thái Hậu Ỷ Lan; đại diện ban quản lý di tích các đền, chùa lân cận trong và ngoài tỉnh cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân và khách thập phương.

Đền Ghênh được xây dựng vào năm Ất Mùi 1115, thờ Hoàng Thái hậu Ỷ Lan, một người phụ nữ tài sắc dưới thời nhà Lý. Bà là người phụ nữ duy nhất trong lịch sử đã hai lần nhiếp chính thay vua điều hành việc triều chính của đất nước. Bà đã đưa ra nhiều chủ trương, kế sách giúp giảm nạn đói, phát triển nông nghiệp, dẹp thù trong giặc ngoài. Bà là người phụ nữ đức hạnh vẹn toàn, lấy dân làm gốc, chiêu mộ hiền tài giúp dân giúp nước, được muôn dân tôn sùng là Mẫu nghi thiên hạ.

 Đền Ghênh ở thôn Ngọc Quỳnh còn là nơi hoạt động của các sĩ phu yêu nước phong trào Cần Vương, các chiến sĩ cộng sản hoạt động cách mạng chống thực dân Pháp xâm lược. Hàng năm nhân dân TT Như Quỳnh đều tổ chức lễ hội vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch để tưởng nhớ công lao của bà. 

Phát biểu tại buổi lễ đồng chí Đoàn Văn Hòa - UVBTVTU, Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và Du lịch nhấn mạnh một số giải pháp cụ thể trong công tác bảo tồn, tôn tạo, khai thác và phát huy giá trị di tích Đền Ghênh như: việc cần phải có quy hoạch, kế hoạch để thực hiện tu bổ, tôn tạo; kết nối được di tích với các cụm di tích trên địa bàn huyện, các cụm di tích trọng điểm của tỉnh và các tỉnh lân cận nhất là trong việc phát triển tham quan du lịch tâm linh của du khách thập phương trong và ngoài nước. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về giá trị của khu di tích; làm tốt công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực để đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích. Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, có thể song trùng việc tu bổ, xây dựng tòa Đại Bái kết hợp với nghiên cứu khảo cổ học tại di tích. Đặc biệt là nghiên cứu sâu thêm về lễ  hội truyền thống của Đền Ghênh, từng bước phục hồi những n ghi thức cổ của lễ hội như: tục rước Tứ ổi, lễ Tẩu mã và nghi lễ Tiếp thủy…

Lễ hội Đền ghênh năm nay diễn ra trong ba ngày, từ ngày 15 đến này 17/4 (tức từ ngày 11 đến ngày 13 âm lịch). Trong thời gian diễn ra lễ hội, rất nhiều hoạt động văn hóa thể thao sôi nổi như: các hoạt động dâng hương tế lễ tưởng nhớ công ơn Hoàng Thái hậu Ỷ Lan, hát quan họ, giao lưu văn hóa văn nghệ, cầu lông, bóng chuyền da, tổ tôm điếm, cờ tướng, cờ người và nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn khác. 

Tới dự khai mạc và dâng hương tại lễ hội có đồng chí Đoàn Văn Hòa - UVBTVTU, Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh; đ/c Trịnh Văn Diễn - TUV, Giám đốc Sở Kế  hoạch và đầu tư; đ/c Phạm Thị Thanh Thủy - Phó chủ tịch Hội LHPN tỉnh; lãnh đạo các ban, phòng, ngành, đoàn thể huyện; lãnh đạo Đảng ủy - UBND-UBMTTQ, trưởng các ban ngành đoàn thể thị trấn Như Quỳnh; đại diện của các đơn vị kết nghĩa cùng thờ linh nhân Hoàn Thái Hậu Ỷ Lan; đại diện ban quản lý di tích các đền, chùa lân cận trong và ngoài tỉnh cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân và khách thập phương.

Đền Ghênh được xây dựng vào năm Ất Mùi 1115, thờ Hoàng Thái hậu Ỷ Lan, một người phụ nữ tài sắc dưới thời nhà Lý. Bà là người phụ nữ duy nhất trong lịch sử đã hai lần nhiếp chính thay vua điều hành việc triều chính của đất nước. Bà đã đưa ra nhiều chủ trương, kế sách giúp giảm nạn đói, phát triển nông nghiệp, dẹp thù trong giặc ngoài. Bà là người phụ nữ đức hạnh vẹn toàn, lấy dân làm gốc, chiêu mộ hiền tài giúp dân giúp nước, được muôn dân tôn sùng là Mẫu nghi thiên hạ.

 Đền Ghênh ở thôn Ngọc Quỳnh còn là nơi hoạt động của các sĩ phu yêu nước phong trào Cần Vương, các chiến sĩ cộng sản hoạt động cách mạng chống thực dân Pháp xâm lược. Hàng năm nhân dân TT Như Quỳnh đều tổ chức lễ hội vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch để tưởng nhớ công lao của bà. 

Phát biểu tại buổi lễ đồng chí Đoàn Văn Hòa - UVBTVTU, Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và Du lịch nhấn mạnh một số giải pháp cụ thể trong công tác bảo tồn, tôn tạo, khai thác và phát huy giá trị di tích Đền Ghênh như: việc cần phải có quy hoạch, kế hoạch để thực hiện tu bổ, tôn tạo; kết nối được di tích với các cụm di tích trên địa bàn huyện, các cụm di tích trọng điểm của tỉnh và các tỉnh lân cận nhất là trong việc phát triển tham quan du lịch tâm linh của du khách thập phương trong và ngoài nước. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về giá trị của khu di tích; làm tốt công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực để đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích. Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, có thể song trùng việc tu bổ, xây dựng tòa Đại Bái kết hợp với nghiên cứu khảo cổ học tại di tích. Đặc biệt là nghiên cứu sâu thêm về lễ  hội truyền thống của Đền Ghênh, từng bước phục hồi những n ghi thức cổ của lễ hội như: tục rước Tứ ổi, lễ Tẩu mã và nghi lễ Tiếp thủy…

Lễ hội Đền ghênh năm nay diễn ra trong ba ngày, từ ngày 15 đến này 17/4 (tức từ ngày 11 đến ngày 13 âm lịch). Trong thời gian diễn ra lễ hội, rất nhiều hoạt động văn hóa thể thao sôi nổi như: các hoạt động dâng hương tế lễ tưởng nhớ công ơn Hoàng Thái hậu Ỷ Lan, hát quan họ, giao lưu văn hóa văn nghệ, cầu lông, bóng chuyền da, tổ tôm điếm, cờ tướng, cờ người và nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn khác. 

Thanh Hà

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
21 người đang online