Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Lâm triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

Đăng ngày 20 - 12 - 2022
100%

Thời gian qua, để bảo đảm đủ nguồn vốn phục vụ nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Lâm (PGD NHCSXH) đã tập trung triển khai huy động vốn thị trường, huy động tiết kiệm, đẩy mạnh các giải pháp thu hồi nợ để bổ sung nguồn vốn cho vay, giải ngân các chương trình tín dụng theo đúng kế hoạch, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người dân trên địa bàn. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế xã hội, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Tính từ đầu năm đến ngày 30/11/2022, tổng nguồn vốn tín dụng của PGD đạt 314.181 triệu đồng, tăng  51.161 triệu đồng, tỷ lệ tăng 19% so với 31/12/2021. Ước thực hiện đến 31/12/2022 là 319.151 triệu đồng, thực hiện 100% kế hoạch (Trong đó: Nguồn vốn trung ương là 212.018 triệu đồng; nguồn vốn tự huy động là 88.406 triệu đồng).

Để đồng vốn đến tay hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm, PGD NHCSXH huyện đã tham mưu kịp thời cho Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện giao chỉ tiêu kế hoạch cho các xã, thị trấn để các đơn vị chủ động phân bổ nguồn vốn đến các thôn và thực hiện kế hoạch, bảo đảm không để tồn đọng lãng phí vốn. Đồng thời làm tốt công tác phối hợp với chính quyền địa phương, hội đoàn thể các cấp từ huyện đến xã, Bí thư chi bộ, trưởng thôn, Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tổ chức tuyên truyền, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách. Rà soát chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn, thực hiện tốt việc bình xét cho vay bảo đảm công khai, minh bạch, đôn đốc, giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng quy định. Nhờ đó, đa số các hộ được vay nguồn vốn tín dụng ưu đãi đều sử dụng đúng mục đích. Nhiều hộ từ chỗ nghèo khó, đến nay đã vươn lên thoát nghèo, cải thiện đời sống và có nguồn sinh kế ổn định.

Bên cạnh đó, nhờ triển khai tốt các chương trình cho vay, đến nay, PGD đang thực hiện 11/13 chương trình tín dụng, ước thực hiện đến ngày 31/12/2022 là 317.474 triệu đồng, thực hiện 100% kế hoạch. Trong đó: Dư nợ cho vay hộ nghèo 14.003 triệu đồng; dư nợ cho vay hộ cận nghèo 16.417 triệu đồng; dư nợ cho vay hộ mới thoát nghèo 87.009 triệu đồng; dư nợ cho vay Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 10.309 triệu đồng; dư nợ cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm 50.862 triệu đồng; dư nợ cho vay Nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn 111.416 triệu đồng; dư nợ cho vay hộ nghèo về nhà ở 2.481 triệu đồng; dư nợ cho vay Học sinh sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua thiết bị học tập trực tuyến 1.620 triệu đồng...

Tổng doanh số cho vay đạt 110.647 triệu đồng, doanh số thu nợ đạt 60.063 triệu đồng. Tính đến ngày 30/11/2022, PGD đã giải ngân cho 2.900 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Giúp cho 129 hộ nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn, 392 hộ thoát nghèo; thu hút tạo việc làm cho 650 lao động; giúp cho 96 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng và sửa chữa 1.430 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; 15 hộ có thu nhập thấp được vay vốn để xây mới nhà ở; 1 doanh nghiệp được vay vốn từ nguồn vốn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ; 171 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn được mua thiết bị học tập trực tuyến và 16 cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ngừng việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19 được vay vốn để phục hồi hoạt động. Từ đó, cơ bản đáp ứng được nguồn vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đầu tư vào sản xuất kinh doanh vươn lên thoát nghèo, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực và bảo đảm an sinh xã hội, ổn định an ninh - chính trị, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

PGD đang thực hiện ủy thác qua 4 tổ chức hội, đoàn thể, uỷ nhiệm thông qua 238 tổ TK&VV gồm 9/11 chương trình tín dụng với tổng số dư nợ uỷ thác đến 30/11/2022 là 309.413,7 triệu đồng, chiếm 99,01% tổng dư nợ của đơn vị. Song song đó, với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, chất lượng tín dụng cho vay đối với hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện ngày càng được nâng cao. Năm 2022, toàn huyện có 238 Tổ TK&VV, qua kết quả phân loại có 100% số tổ đạt loại khá, tốt. Về tỷ lệ nợ quá hạn, đến cuối năm 2022 là 0.

Để nâng cao chất lượng tín dụng, thời gian tới trên cơ sở các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh giao, các định hướng, giải pháp của phòng giao dịch, đơn vị tích cực chủ động tham mưu kịp thời cho Huyện ủy, UBND huyện; Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện để chỉ đạo các phòng, ban, ngành thuộc huyện, các tổ chức chính trị xã hội, UBND các xã, thị trấn phối hợp với phòng giao dịch NHCSXH huyện tổ chức triển khai tốt hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại địa phương; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để phát triển tín dụng chính sách xã hội an toàn và hiệu quả.

Tin mới nhất

BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ HUYỆN VĂN LÂM: TỔ CHỨC KHÁM SƠ TUYỂN TUYỂN SINH VÀO CÁC HỌC VIỆN, NHÀ TRƯỜNG...(15/05/2023 3:59 CH)

Ban CHQS các xã, thị trấn trên địa bàn Văn Lâm tổ chức đăng ký tuổi 17 đạt tỷ lệ cao(10/04/2023 3:15 CH)

Thăm, động viên Tân binh nhập ngũ năm 2023(08/04/2023 3:17 CH)

Văn Lâm chi trả trợ cấp theo quyết định 142, Quyết định 62 và 49 của Thủ tướng Chính phủ(07/04/2023 3:19 CH)

Huy động tiền gửi tiết kiệm tại điểm giao dịch xã(17/03/2023 4:20 CH)

Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Văn Lâm phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng...(20/02/2023 10:33 SA)

°
514 người đang online