22/11/2010 | lượt xem: 18 Kinh tế - xã hội Ngày 01/9/1999 Văn Lâm được tái lập với địa bàn đất chật người đông, diện tích tự nhiện 7.442,2ha, diện tích canh tác trên 4.000ha; dân số trên 93.000 người; là huyện nằm trong vùng Đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Trước tái lập, huyện Văn Lâm có điểm xuất phát thấp, nền kinh tế cơ bản thuần nông, công nghiệp mới khởi sắc. Vượt qua những khó khăn ban đầu, tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế; Cán bộ công nhân viên đã cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân nỗ lực phấn đấu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trong 10 năm qua, về tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng 27,74%; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng về nông nghiệp. Về công nghiệp xây dựng: khi tách huyện năm 1999 chỉ có 10 doanh nghiệp xin đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn, sử dụng 3,44ha đất, đến nay đã có trên 240 dự án (chưa bao gồm các dự án nằm trong khu công nghịêp Phố Nối A), sử dụng hơn 800ha đất; trong đó có 133 dự án đi vào hoạt động, thu hút hơn 20.000 lao động vào làm việc; đồng thời chỉ có một số làng nghề phát triển với quy mô nhỏ, đến nay toàn huyện đã có 15 làng nghề; trong đó có 06 làng nghề được UBND tỉnh công nhận là làng nghề đạt tiêu chí cấp tỉnh. Hầu hết các làng nghề ngày càng được mở rộng về quy mô sản xuất; Làng nghề Minh Khai đã dần được tách khỏi khu dân cư để xây dựng thành khu công nghiệp làng nghề. Về xây dựng cơ bản: Lúc tái lập huyệ, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, trục giao thông chính của huyện còn gần 50% trải đá cộn, các cơ quan phải đi nhờ địa điểm làm việc; đến nay hầu hết các trục đường huyện và tuyến xã đã được bê tông hoá; giao thông trong các thôn xóm được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp; trụ sở làm việc của các cơ quan trong huyện và các xã, thị trấn đã cơ bản đầu tư xây dựng kiên cố. Về nông nghiệp: Đã cơ bản hình thành 2 vùng phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá; áp dụng khoa học kỹ thuật về giống cây, giống con cho năng suất chất lượng cao. Cơ cấu nông nghiệp có sự chuyển biến tích cực, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi và giảm dần tỷ trọng trồng trọt. Hình thức chăn nuôi được chuyển từ nhỏ lẻ được chuyển mạnh sang chăn nuôi theo kiểu công nghiệp trang trại ngày càng phát triển. Thương mại dịch vụ tiếp tục phát triển đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong huyện và các cùng lân cận. Các loại hình dịch vụ như: Bưu chính viễn thông, vận tải, nhà trọ, nhà nghỉ, ăn uống vui chơi giải trí…tăng nhanh và đem lại thu nhập cao. Cùng với các chợ trung tâm huyện, chợ ở các điểm dân cư từng bước được hình thành và ngày càng mở rộng, đảm bảo thuận tiện cho việc mua bán của nhân dân. Dịch vụ bưu chính viễn thông đã được phủ sóng điện thoại đến 100% thôn xóm và hầu hết các hộ gia đình đều có điện thoại cố định, đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin của nhân dân. Về văn hóa, xã hội: công tác xã hội hoá giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh; hoạt động của hội đồng giáo dục, hội khuyến học và phong trào toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển sâu rộng. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dậy và học ngày càng đáp ứng tốt hơn; hiện nay hầu hết các trường trong huyện đã được xây dựng kiên cố, cao tầng; khắc phục được tình trạng thiếu phòng học; các trang thiết bị được đầu tư ngày càng hiện đại. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên; hàng năm số cháu được xét tốt nghiệp Tiểu học, THCS đều đạt trên 90% đến 100%; số học sinh đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh và thi đỗ vào các trường đại học ngày càng cao. Trong công tác y tế, đã quan tâm đến việc đào tậo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ và đầu tư cơ sở vật chất từ huyện đến xã; quan tâm đến công tác y tế dự phòng và tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Chủ động phòng ngừa và khống chế kịp thời các dịch bệnh nguy hiểm, phong trào xây dựng xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế được triển khai thực hiện đạt kết quả cao. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao hoạt động sôi nổi, đem lại hiệu quả thiết thực; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân thực hiện ngày càng tốt hơn. Kịp thời biểu dương những tấm gương điển hình, tiến tiến để cổ vũ, động viên nhân dân tham gia các phong trào thi đua lao động sản xuất, xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư. Đến nay toàn huyện đã có 54 làng được công nhận là làng văn hoá. Tình hình ANCT – TTATXH, an ninh nông thôn, an ninh khu công nghiệp được giữ vững; quốc phòng ngày càng được củng cố và tăng cường. Phát huy những kết quả đã đạt được, từ những kinh nghiệm, bài học rút ra với tiềm năng lợi thế của mình, trong thời gian tới cán bộ công nhân viên cùng với nhân dân trong toàn huyện phấn đấu luôn là huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tiếp tục tạo điều kiện cho các công ty vào đầu tư ở các khu công nghiệp đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua yêu nước, tiếp tục thực hiện tốt hơn cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, huy động sức mạnh của các tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội Đảng các cấp đã đề ra, xây dựng huyện Văn Lâm ngày càng giàu mạnh văn minh.
Đồng chí Hoàng Thế Vĩnh, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện thăm, chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại trường THCS CLC Dương Phúc Tư
Trường Mần non Lương Tài tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 – 20/11/2024 và đón nhận cờ thi đua của UBND tỉnh Hưng Yên
Đồng chí Lê Thị Phương Loan, Ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch HĐND huyện dự Lễ Trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11/2024 tại Đảng bộ xã Lương Tài
Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội huyện Văn Lâm tiếp tục triển khai ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách
Đồng chí Phạm Văn Cường Phó Bí thư thường trực Huyện ủy dự Lễ Trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 3/2 và 19/5/2024 tại Đảng bộ xã Tân Quang