PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN VĂN LÂM 15 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN

Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Văn Lâm chính thức đi vào hoạt động từ ngày 02/6/2003, Để Nghị định 78/2002/NĐ-CP, ngày 04/10/2002 của Chính phủ đi vào cuộc sống, thực hiện tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Đến nay, mạng lưới hoạt động của Phòng giao dịch được phủ kín tại 11 xã, thị trấn trong huyện với 269 Tổ TK&VV đang hoạt động có hiệu quả tại các thôn xóm. Đây là phương pháp giao dịch sáng tạo riêng có của Ngân hàng CSXH, thực hiện nhiệm vụ “xã hội hóa hoạt động của NHCSXH” đó thực sự phát huy hiệu quả và huy động sức mạnh của toàn xã hội tham gia hoạt động tín dụng chính sách, đảm bảo vốn tín dụng của NHCSXH đến với các đối tượng thụ hưởng một cách nhanh chóng và thuận tiện, đúng đối tượng.

-  Tại Điểm giao dịch UBND các xã, thị trấn giao dịch theo lịch trực cố định hàng tháng, vừa đảm bảo tạo điều kiện cho nhân dân trong quá trình giao dịch với Ngân hàng, vừa tiết giảm chi phí cho Ngân hàng và người vay, đồng thời đảm bảo tính công khai dân chủ, tăng cường sự kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành và của người dân đối với nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

- Tổ TK&VV được thành lập tại các thôn, có thể được coi là cánh tay vươn dài của Ngừn hàng CSXH tại cơ sở, góp phần Mô hình tuyên truyền và chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi tới tận tay người sử dụng đúng người, đúng đối tượng thụ hưởng cũng như đảm bảo an toàn và sử dụng vốn đúng mục đích thông qua khâu kiểm tra, giám sát ngay tại từng địa bàn dân cư.

          Trong 15 năm hoạt động, Ban đại diện 11 lần kiện toàn với 35 lượt thành viên là lãnh đạo các phòng ban, có 6 lượt Trưởng Ban đại diện là Phó Chủ tịch huyện kiêm nhiệm, các tổ chức đoàn thể huyện. Ban đại diện đã đi vào nề nếp, tập trung được ý chí và sức mạnh tập thể chỉ đạo điều hành, kiểm tra, giám sát hoạt động của Ngân hàng CSXH, công tác cho vay xóa đói giảm nghèo và các đối tượng chính sách khác tại các xã, thị trấn có hiệu quả.

          a. Nguồn vốn huy động tại địa phương (tháng 6/2017): 27,5 tỷ đồng, tăng 100% so với khi thành lập. Trong đó huy động qua tiền gửi qua tổ TK & VV: 7,5 tỷ đồng

b. Sử dụng vốn: Từ khi thành lập dư nợ nhận bàn giao là 15,95 tỷ đồng với 02 chương trình tín dụng, bao gồm dư nợ cho vay hộ nghèo nhận bàn giao từ NHNo là: 14,7 tỷ và dư nợ cho vay GQVL nhận bàn giao từ Kho bạc huyện là 1,25 tỷ. Sau 15 năm hoạt động, PGD Ngân hàng CSXH huyện đang thực hiện 9 chương trình tín dụng ưu đãi:

- Tổng dư nợ đến tháng 6/2017: 190,5 tỷ đồng với 11.095 khách hàng còn dư nợ, dư nợ tăng 12 lần so thời điểm thành lập    

          15 năm qua, PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Lâm đó triển khai thực hiện tốt Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương, từ đó đó khẳng định việc ra đời Ngân hàng CSXH là phù hợp với nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân, phản ánh đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội toàn diện với công cuộc xóa đói giảm nghèo. Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng CSXH trong 15 năm qua được thể hiện như sau:

+ Về kinh tế:

          Nguồn vốn tăng trưởng trong 15 năm đó đáp ứng cho hàng ngàn hộ gia đình nghèo, chủ dự án vay vốn tổ chức sản xuất tạo công ăn việc làm, tạo điều kiện cho các sinh viên được tiếp tục theo học tại các trường cao đẳng - đại học, thúc đẩy quá trình cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp – nông thôn, khôi phục và phát triển một số làng nghề truyền thống, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 5,3% (năm 2002) giảm xuống còn 2,81% (năm 2016) và tạo việc làm mới cho hàng ngàn lao động tại địa phương.

          Với doanh số cho vay hơn 354 tỷ đồng đó đáp ứng cho 94.000 lượt khách hàng có thêm vốn để tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ trang trải các chi phí cần thiết. Cụ thể các hộ dân đó mua giống gia súc, gia cầm, cải tạo vườn trại, phát triển làng nghề để cải thiện cuộc sống.

          Nhờ nguồn vốn được đáp ứng kịp thời, thông qua vai trò khuyến nông các chủ dự án và hộ nghèo vay vốn đó dần thay đổi cách nghĩ cách làm, áp dụng tiến bộ kỹ thuật như chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, dồn điền đổi thửa, lập trang trại làm ăn theo hướng công nghiệp hóa nhằm phát huy hiệu quả và thu nhập cao.

+ Về xã hội:

- Phương thức cho vay đang áp dụng hiện nay của Ngân hàng CSXH chủ yếu là uỷ thác thông qua tổ chức hội cơ sở thực hiện trên cơ sở bình xét của Tổ TK&VV và phê duyệt đối tượng của UBND cấp xã, đó gúp phần xã hội hóa công tác tín dụng chính sách, thu hút sự tham gia đông đảo của các lực lượng xã hội như: chính quyền, hội đoàn thể và toàn thể nhân dân vào hoạt động vay vốn, quản lý và giám sát vốn vay, giúp cho các chương trình tín dụng được triển khai hiệu quả, kịp thời và đảm bảo an toàn vốn.

Có thể nói đây là một mô hình riêng có của hệ thống Ngân hàng CSXH, đó được các cấp, các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ, thể hiện tính ưu việt của nhà nước ta, nhằm công khai dân chủ, tăng cường sự kiểm tra, giám sát của người dân đối với vốn vay ưu đãi và tạo được niềm tin của nhân dân

   - Vốn Ngân hàng CSXH được chuyển tải trực tiếp đến hộ gia đình nghèo thông qua phương thức cho vay uỷ thác bán phần qua các cấp hội đoàn thể. Nhờ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Hội đoàn thể các cấp với nhiều nội dung lồng ghép phong phú thiết thực.

- Hoạt động của Ngân hàng CSXH ngày càng khẳng định vốn chính sách là giải pháp không thể thiếu trong quá trình thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo đảm bảo an sinh xã hội của địa phương, gop phần rất lớn vào việc tạo việc làm cho người lao động.

Theo số liệu thống kê, trong 15 năm đồng vốn của Ngân hàng CSXH đã giúp cho tổng số hộ có sự cải thiện về cuộc sống, số hộ đó chuyển biến về nhận thức, cách thức làm ăn: 9.050 hộ trong đó; số hộ thoát nghèo, cận nghèo 3.005 hộ, số hộ nghèo, cận nghèo đó cải thiện được đời sống nhưng chưa thoát nghèo: 940 hộ, hộ đó chuyển biến nhận thức và cách thức làm ăn nhưng chưa cải thiện được điều kiện sống: 1.068 hộ.

- Số lao động được tạo việc làm mới nhờ vốn vay của các chương trình tín dụng: 20.400  lao động. Trong đó số lao động đi lao động ở nước ngoài: 102 lao động, số học sinh sinh viên được vay đi học 4.070 HSSV.

- Số công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được xây dựng: 19.600 công trình. Trong đó số công trình cung cấp nước sạch: 9.800 CT, số công trình nhà tiêu hợp vệ sinh: 9.800 công trình.

- Số ngôi nhà của hộ nghèo được xây dựng theo QĐ 167/TTg: 161 căn, theo quyết định 33/TTg: 28 căn

         Ngân hàng CSXH hoạt động với mục tiêu xoá đói giảm nghèo, không với mục tiêu lợi nhuận, hoạt động của đơn vị luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương có vai trò quan trọng đối với hoạt động tín dụng chính sách. Do đó cần phải tranh thủ được sự chỉ đạo, giúp đỡ của cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội để giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác từng bước thoát nghèo, đi lên làm giàu chính đáng.

PGD tiếp tục thực hiện Quyết định số 852/QĐ-TTg, ngày 10/7/2012 Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH giai đoạn 2011-2020 mục tiêu góp phần giảm nghèo và an sinh xã hội.

Chu Ngọc Chiến