Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024
Thư điện tử Liên hệ Sơ đồ trang

Quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng

Đăng ngày 23 - 07 - 2019
100%

Ngày 28/6/2019, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 40/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.

 

Cụ thể, Thông tư này sửa đổi khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 5 của Thông tư số 152/2016/TT-BTC về kinh phí thực hiện như sau:

Về ngân sách trung ương (NSTW), bao gồm: Kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (CTMTQG XDNTM) giai đoạn 2016-2020 bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước (NSNN) hàng năm của các bộ, cơ quan trung ương và bổ sung có mục tiêu cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi theo quy định tại Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn NSTW và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương (NSĐP) thực hiện CTMTQG XDNTM giai đoạn 2016- 2020 để thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho đối tượng là lao động nông thôn, người khuyết tật; bố trí kinh phí trong dự toán chi thường xuyên của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam để thực hiện đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho phụ nữ khu vực thành thị. Giai đoạn sau năm 2020, nguồn kinh phí và danh sách các địa phương được trung ương hỗ trợ thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Bố trí kinh phí trong dự toán chi thường xuyên của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam để thực hiện đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng cho phụ nữ khu vực thành thị. Giai đoạn sau năm 2020, nguồn kinh phí và danh sách các địa phương được trung ương hỗ trợ thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Với NSĐP, các địa phương tự cân đối được ngân sách theo quy định tại Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg (trừ tỉnh Quảng Ngãi), bảo đảm toàn bộ kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg.

Đối với nguồn kinh phí bố trí trong dự toán chi thường xuyên: quy trình lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật. Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng cho phụ nữ khu vực thành thị lập dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp. Dự toán phải kèm theo thuyết minh chi tiết số lao động nữ dự kiến đào tạo và chi phí đào tạo từng nghề năm kế hoạch, báo cáo đánh giá kết quả, hiệu quả đào tạo nghề gắn với chỉ tiêu việc làm năm hiện hành để làm cơ sở bố trí dự toán.

Người thuộc hộ nghèo được hỗ trợ theo mức quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 1 Thông tư này là hộ nghèo thu nhập và hộ nghèo đa chiều thiếu hụt ít nhất 01 chỉ số về giáo dục. Người thuộc hộ nghèo đa chiều không thiếu hụt chỉ số về giáo dục được hỗ trợ theo mức hỗ trợ đối với người thuộc hộ cận nghèo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 1 Thông tư này.

Việc hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Riêng đối với trường hợp người học là người khuyết tật, cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách ký hợp đồng đào tạo với các cơ sở đào tạo hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh có Đề án tổ chức dạy nghề gắn với việc làm cho người khuyết tật (đào tạo nghề nghiệp theo hình thức truyền nghề, vừa làm vừa học) và thanh quyết toán theo số người khuyết tật thực tế học và mức chi phí đào tạo do cấp có thẩm quyền quy định.

Về chi thù lao giáo viên, người dạy nghề tham gia đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng: Giáo viên cơ hữu đang làm việc tại các cơ sở đào tạo của Nhà nước: Áp dụng mức tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương của giảng viên, giáo viên hiện đang hưởng.

Người dạy nghề không thuộc trường hợp trên: mức chi do thủ trưởng cơ quan được giao chủ trì xây dựng đơn giá đặt hàng đề xuất, tối đa không quá mức quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư số 36/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 09 năm 2019.

Tin mới nhất

Thông báo điều chỉnh chỉ tiêu tuyển dụng viên chức năm 2023(20/11/2023 2:12 CH)

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn(21/10/2022 1:57 CH)

Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ khó khăn cho hoạt động kinh doanh vận tải(21/10/2022 11:19 SA)

Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý(21/10/2022 10:45 SA)

Quy định mới chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao(18/10/2022 10:47 SA)

Công văn về việc tăng cường kiểm tra xử lý các dự án công trình không đưa đất vào sử dụng, chậm...(15/10/2022 10:51 SA)

°
45 người đang online